Previous slide
Next slide
Previous slide
Next slide

Bệnh lỵ trực trùng

Mục lục

Lỵ trực trùng được xếp vào nhóm B trong luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm – là nhóm bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Hãy cùng Progermila tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé!

Lỵ trực trùng là gì?

Lỵ trực trùng là được biết đến là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá cấp tính do trực khuẩn gây ra với các biểu hiện của hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm khuẩn.

Tác nhân gây bệnh chính là trực khuẩn Shigella. Trực khuẩn Shigella là vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Húng được chia thành bốn nhóm chính:

  • Nhóm A: S. dysenteriae
  • Nhóm B: S. flexneri
  • Nhóm C: S. boydii
  • Nhóm D: S. sonnei

Và hiện nay ở Việt Nam chủng được phát hiện gây bệnh là S. flexneri, S. sonnei.

Vi khuẩn lỵ Shigella gây nên bệnh lỵ trực trùng
Vi khuẩn lỵ Shigella gây nên bệnh lỵ trực trùng

Nguyên nhân gây bệnh

Tiếp xúc trực tiếp với Shigella qua miệng

Đây chính là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể đến từ việc tiếp xúc chân tay trực tiếp với một số đồ dùng trong nhà như: tay nắm cửa nhà vệ sinh, khoá vòi nước, đồ chơi trẻ con,…Và trong một môi trường như: trẻ em ở nhà trẻ, người sống trong khu tập thể đông đúc, người trong một gia đình…Tất cả đều góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp với Shigella qua miệng
Tiếp xúc trực tiếp với Shigella qua miệng

Qua đồ ăn, thức uống

Trực khuẩn Shigella có khả năng sống sót lên tới vài tháng ở trong nước và thức ăn. Do đó đây là cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn.

  • Ăn phải thực phẩm có quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm
  • Thực phẩm không được bảo quản cẩn thận, bị ruồi, nhặng bám. Bởi ruồi nhặng chính là trung gian gây nên các bệnh truyền nhiễm
  • Nguồn nước sinh hoạt gần với nguồn nước thải 

Nguyên nhân khác

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Quan hệ đồng giới cũng là một nguyên nhân gây bệnh lỵ trực trùng.

Các triệu chứng của lỵ trực trùng

Bệnh được chia làm hai giai đoạn là: giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn khởi phát.

Giai đoạn ủ bệnh

Ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt. Chúng kéo dài 1-3 ngày, thậm chí có người lên tới 7 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này thường diễn ra trong vòng 1-3 ngày và thường diễn ra với 3 hội chứng chính là:

  • Hội chứng lỵ: Bệnh nhân có các biểu hiện như: đau bụng quặn từng cơn, mót rặn. Trong một ngày đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy máu và có mùi hôi, tanh nồng.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn: Ở người trưởng thành bình thường thì không có tình trạng sốt. Tuy nhiên ở những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người già thì có thể có sốt và lên đến 38-39 độ. Ngoài sốt thì còn có thể bị mất ngủ, đau nhức, mệt mỏi toàn cơ thể, buồn nôn, nôn,…
  • Hội chứng mất nước, điện giải: Đi ngoài nhiều sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, suy sụp.
Triệu chứng của người bệnh lỵ
Triệu chứng của người bệnh lỵ

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, tất cả các hội chứng đều có những triệu chứng rõ ràng hơn: Người bệnh đi ngoài nhiều hơn, sức khỏe suy kiệt nhiều hơn.

Giai đoạn lui bệnh

Thông thường bệnh sẽ được hồi phục dần sau 1-2 tuần. Tuy nhiên ở trẻ em hay những người có sức đề kháng kém thì tình trạng bệnh sẽ kéo dài hơn khoảng 3-5 tuần.

Điều trị bệnh

Nếu bạn hay bé nhà bạn đang có đồng thời các tình trạng như sau: Tiêu chảy kèm theo mất nước, sụt cân và có sốt trên 38 độ thì nên được đến viện hay dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Những thuốc được bác sĩ lựa chọn ở đây là: kháng sinh, Oresol hay dịch truyền,…

Còn nếu bạn chỉ có một vài triệu chứng không rõ rệt thì có thể tự theo dõi ở nhà mà chưa cần phải đến viện ngay.

Vậy làm cách nào để kiểm soát tình trạng bệnh tại nhà? Bạn hãy tham khảo một số biện pháp dưới đây nhé:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ gìn sức khoẻ. 
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Xà phòng có thể loại bỏ được Shigella
Xà phòng có thể loại bỏ được Shigella
  • Ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo và đặc biệt phải lưu ý đồ ăn phải hoàn toàn, đảm bảo vệ sinh và đặc biệt là ăn chín uống sôi. Bởi Shigella sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt trong môi trường nước sôi, ánh sáng mặt trời, và xà phòng.
  • Không nên sử tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là các thuốc cầm tiêu chảy vì như thế sẽ làm cho vi khuẩn không được tống ra ngoài mà cứ mãi ở trong cơ thể chúng ta.

Phòng ngừa lỵ trực trùng

Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh nhưng chúng ta có thể có những biện pháp thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh lỵ trực trùng như sau: 

  • Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người lối sống sạch sẽ. Xây nhà vệ sinh hợp lý, cách xa nơi ở, cách xa nguồn nước sinh hoạt. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khu mình ở, xử lý rác thải, diệt ruồi, muỗi. 
  • Hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh cá nhân.
  • Luôn có chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Bổ sung thường xuyên các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như: sữa chua, chuối, táo, dưa bắp cải,…
  • Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh cung cấp lợi khuẩn, bảo vệ đường tiêu hoá khoẻ mạnh.

Men vi sinh Progermila với 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường hệ miễn dịch đường tiêu hoá.Tham khảo thêm về sản phẩm tại đây nhé! https://progermila.vn/

Progermila-người bạn đồng hành cùng sức khỏe của bé
Progermila-người bạn đồng hành cùng sức khỏe của bé

Nổi bật

Trẻ có sức đề kháng kém dễ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

Khi số lượng hại khuẩn vượt quá ngưỡng cho phép, lớn hơn số lượng lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh hại khuẩn là gì? Làm cách nào để duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem thêm >>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *