Previous slide
Next slide
Previous slide
Next slide

Đại dàng dài ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Mục lục

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là nơi tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa, phân hủy bã thức ăn dưới sự có mặt của các vi khuẩn để tạo thành phân. Khi trẻ bị đại tràng dài, quá trình đẩy phân từ ruột già xuống hậu môn sẽ chậm hơn, lâu ngày phân bị tích tụ lại gây hiện tượng táo bón. Vậy nguyên nhân dẫn đến đại tràng dài là gì và cách phòng ngừa ra sao? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Hình ảnh đại tràng ở người bình thường
Hình ảnh đại tràng ở người bình thường

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng dài ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế, có 2 nguyên nhân chính khiến cho đại tràng của trẻ bị dài hơn so với bình thường:

Do dị tật bẩm sinh

Thống kê cho thấy có khoảng 10% trẻ em sinh ra đã mắc đại tràng dài. Ở người bình thường, đại tràng có kích thước bằng ⅕ độ dài ống tiêu hóa (khoảng 1,5m), trường hợp dài có thể lên tới 1,9m.

Do táo bón lâu ngày

Có đến 90% trẻ em mắc đại tràng dài là do táo bón lâu ngày. Thức ăn chậm tiêu, khó tiêu ứ đọng tại đại tràng, lâu ngày cứ tích dần như vậy sẽ làm cho bộ phận này bị phình to và dài ra.

Hình ảnh đại tràng bình thường và đại tràng bị phình to, dài ra
Hình ảnh đại tràng bình thường và đại tràng bị phình to, dài ra

Phân biệt đại tràng dài do bẩm sinh và do mắc phải

Đại tràng dài do Dị tật bẩm sinh Táo bón lâu ngày
Triệu chứng – 24h sau sinh, bé chậm đi tiêu phân su.

– Sau đó phân sẽ bị ứ đọng, da xanh xao, thở nhanh hơn do bụng chướng gây cản trở hô hấp.

– Trong một vài năm đầu đời, bé táo bón thường xuyên, chậm tăng cân

– Trẻ ít vận động do bụng chướng.

– Ăn không hấp thu hoặc hấp thu kém, chậm tăng cân.

– Cơ thể khó chịu, khó vào giấc ngủ

– Ngoài ra: đau bụng, buồn nôn, nôn…

Phương pháp điều trị đại tràng dài

Đại tràng dài tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày. Khi đại tràng dài thì phân được đào thải chậm hơn, phân tích tụ trong ruột lâu ngày sẽ ứ đọng và làm phình to đại tràng. Đại tràng càng dài, càng phình to thì lượng phân lại tích tụ càng nhiều, càng làm nặng tình trạng táo bón. Quá trình này sẽ như là một “vòng luẩn quẩn” nếu không cải thiện được tình trạng táo bón.

Điều trị đại tràng dài chủ yếu là điều trị táo bón
Điều trị đại tràng dài chủ yếu là điều trị táo bón

Hiện nay, điều trị triệu chứng táo bón là liệu pháp đầu tay trong điều trị đại tràng dài ở trẻ em. Cha mẹ cần kiên trì điều trị táo bón cho con trong thời gian dài, tập cho con phản xạ đi ngoài bằng các cách sau:

  • Rèn cho con thói quen đi vệ sinh buổi sáng. Nếu con còn nhỏ, khó đi ngoài thì bố mẹ có thể ngồi thực hành như một người bạn để chỉ dẫn cho con, tạo động lực cho trẻ.
  • Uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng. Vận động nhẹ nhàng cho bộ máy tiêu hóa được khởi động, giúp cho việc đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
  • Cho con ăn nhiều rau xanh, rau khoai lang, đậu bắp, chuối, thanh long…
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, phá vỡ lactose thành các chất dinh dưỡng, tấn công làm giảm số lượng hại khuẩn đường ruột giúp phân mềm hơn, không bị đông cứng. Một số chế phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi như: sữa chua, dưa muối, men vi sinh…
Men vi sinh Progermila
Men vi sinh Progermila

Men vi sinh Progermila chứa 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii. Sau khi vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi Bacillus clausii sẽ tiết ra các enzyme amylase giúp thủy phân và tiêu hóa tinh bột, enzyme protease giúp thủy phân protein, chúng kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra, với số lượng 2 tỷ lợi khuẩn, Progermila sẽ giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm số lượng hại khuẩn, tạo cho đường ruột có một hệ miễn dịch ổn định, xua tan các chứng rối loạn tiêu hóa.

Nội soi đại tràng để phát hiện tổn thương
Nội soi đại tràng để phát hiện tổn thương

Một số trường hợp đặc biệt hơn, đại tràng quá dài có thể gây xoắn hoặc tắc ruột. Trường hợp này điều trị cần phải cắt bỏ đoạn ruột bị phình to, đang tổn thương. Sau đó nối lại các đoạn ruột bình thường với nhau và thực hiện chức năng tiêu hóa bình thường.

Tóm lại, đại tràng dài ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc do táo bón lâu ngày. Điều trị đại tràng dài chính là điều trị tình trạng táo bón. Cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp giúp con cải thiện táo bón thì tình trạng của bé sẽ dần được thuyên giảm. Nếu con bị táo bón lâu ngày, đã dùng mọi biện pháp vẫn không giảm thì cha mẹ nên đưa con đi bác sĩ để có can thiệp kịp thời. Chúc các bé có một đường ruột chắc khỏe, tạm biệt nỗi lo táo bón!

Nổi bật

Trẻ có sức đề kháng kém dễ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

Khi số lượng hại khuẩn vượt quá ngưỡng cho phép, lớn hơn số lượng lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh hại khuẩn là gì? Làm cách nào để duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem thêm >>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *