Trẻ em với hệ đường ruột non nớt là đối tượng của nhiều loại vi khuẩn xâm nhập. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy và có thể gây mất nước khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này, Progermila mách mẹ phương pháp điều trị phòng mất nước cho trẻ bị tiêu chảy. Xem ngay!
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy được hiểu là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước với số lượng lớn hơn 3 lần trong vòng 24 giờ. Và khái niệm tiêu chảy cấp ở trẻ em là tình trạng tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

2. Phân loại mức độ tiêu chảy
Tiêu chảy được phân loại theo nhiều tiêu chí. Dưới đây, Progermila xin cung cấp một số phân loại phổ biến khi nhắc đến tiêu chảy.
2.1 Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh
- Tiêu chảy do các yếu tố xâm nhập bên ngoài gây nên phản ứng viêm và tế bào ruột bị ảnh hưởng gây tiêu chảy phân máu. Một số yếu tố xâm nhập chủ yếu là E. Coli, Salmonella…
- Tiêu chảy thẩm thấu là do Rotavirus, Giardia lamblia…gây tổn thương đến tế bào hấp thu ở ruột non. Do đó, áp lực thẩm thấu tăng lên bởi lượng thức ăn không được tiêu hóa hết, khiến việc hút nước và điện giải vào trong lòng ruột tăng lên gây tiêu chảy.
- Tiêu chảy do tăng xuất tiết và có thể giảm hấp thu. Các yếu tố này gây độc tố ruột, không ảnh hưởng đến tế bào ruột mà chủ yếu tác động đến liên bào nhung mao ruột.
2.2 Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng
- Tiêu chảy cấp phân nước: Chiếm khoảng 80% các trường hợp tiêu chảy.
- Tiêu chảy cấp phân máu: Tùy thuộc vào vị trí tổn thương tại niêm mạc ruột mà tính chất, màu sắc phân cũng sẽ khác nhau.
- Tiêu chảy kéo dài: Là tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục, trong thời gian trên 14 ngày. Các triệu chứng nặng hơn tiêu chảy cấp, thường phân không nhiều nước và có mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng.
2.3 Phân loại tiêu chảy dựa vào nồng độ Natri/máu
- Mất nước đẳng trương: Là lượng nước và Natri bị mất như nhau. Nồng độ Natri/máu dao động trong khoảng 130-150 mmol/l.
- Mất nước ưu trương: Là tình trạng tăng Na+ máu, mất nước nhiều hơn. Nồng độ Natri/máu lớn hơn 150 mmol/l.
- Mất nước nhược trương: Là khi lượng Na+ bị mất đi nhiều hơn. Khi ấy, nồng độ Natri/máu sẽ nhỏ hơn 130 mmol/l.
2.4 Phân loại tiêu chảy theo mức độ mất nước
- Mất nước dưới 5% trọng lượng cơ thể: Khi này cơ thể chưa có biểu hiện lâm sàng, không có dấu hiệu mất nước.
- Mất nước trong khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể: Tình trạng mất nước từ thể trung bình đến nặng.
- Mất nước trên 10% trọng lượng cơ thể: Suy tuần hoàn nặng
3 . Phương pháp điều trị phòng mất nước cho bé
Nếu tình trạng mất nước quá nhiều khi bé bị tiêu chảy thì sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Vì thế mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị phòng mất nước cho bé mà Progermila cung cấp dưới đây.
3.1 Bổ sung thêm nhiều dịch cho trẻ
Nguyên tắc đầu tiên trong phương pháp này là bổ sung thêm nhiều dịch hơn bình thường để tránh tình trạng mất nước. Đây là thời điểm mẹ cần cho bé bú nhiều lần hơn và thời gian bú lâu hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm Oresol và các dịch lỏng khác cho bé như: nước cháo, soup gà, nước dừa… Mẹ nên chú ý tránh cho bé uống nước có ga hoặc những thực phẩm tương tự. Lượng Oresol được khuyến cáo sử dụng là:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 50-100 ml sau mỗi lần bé đi ngoài.
- Trẻ trên 2 tuổi: Uống 100-200 ml sau mỗi lần bé đi ngoài.
- Chú ý nếu bé bị nôn thì dừng khoảng 10 phút sau đó cho bé sử dụng tiếp sản phẩm.
Đặc biệt, men vi sinh là sản phẩm được các bà mẹ lựa chọn cho bé khi bị tiêu chảy cấp để phòng mất nước. Với lượng vi khuẩn có lợi có trong men vi sinh, sản phẩm không chỉ cung cấp thêm dịch cho bé mà còn giúp bé bổ sung một lượng “chiến binh đường ruột” để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ.
3.2 Tiếp tục cho trẻ ăn
Nếu trẻ còn đang bú, mẹ nên tiếp tục cho bé bú và khẩu phần ăn vẫn bình thường và sẽ tăng dần lên để bé thích nghi dần. Sau khi tình trạng tiêu chảy được cải thiện, mẹ nên cho bé ăn thêm 1 bữa so với lượng ăn hàng ngày của bé trong 2-4 tuần.

Bổ sung thực phẩm giàu kali cho bé khi bị tiêu chảy cấp
Còn nếu bé không bú sữa mẹ, mẹ vẫn tiếp tục sử dụng sữa ngoài hàng ngày cho bé. Mẹ tránh pha loãng sữa và mẹ nên bổ sung một số thực phẩm giàu kali như chuối, hoa quả tươi trong bữa ăn của bé.
3.3 Bổ sung kẽm cho trẻ
Việc bổ sung kẽm khi bé bị tiêu chảy cấp giúp trẻ có thời gian hồi phục tốt và nhanh hơn, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột. Theo như khuyến cáo, lượng kẽm được bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi là:
- Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: 1 viên/ ngày sử dụng đều đặn trong 10-14 ngày, khoảng 20 mg/ ngày.
- Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: ½ viên/ ngày sử dụng đều đặn trong 10-14 ngày, khoảng 10 mg/ ngày.
3.4 Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám khi:
Ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám khi tình trạng của bé chưa được kiểm soát. Một trong những biểu hiện mà ba mẹ cần chú ý là:
- Tình trạng mất nước nặng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng.
- Nôn thường xuyên xuất hiện hoặc nôn ra mật.
- Trẻ có các biểu hiện: sốt cao, chán ăn, có máu trong phân, toàn thân mệt mỏi…
- Các triệu chứng không đỡ sau 2 ngày điều trị.

4. Phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ
Tiêu chảy cấp là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng, trẻ sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ chú ý có các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho bé là tốt nhất.
- Chế độ ăn uống: Mẹ nên cho bé dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Nếu bé đang ở quá trình ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu probiotics cho bé.
- Tiêm vacxin phòng bệnh: Cho bé đi tiêm vacxin phòng bệnh đúng lúc là đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, gia đình còn phải cho bé tiêm thêm các vacxin đặc hiệu phòng tiêu chảy như: Rotavirus, tả, lỵ…
- Giữ gìn vệ sinh: Để tránh những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột do thức ăn, môi trường sống, mẹ nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống của con, thức ăn đảm bảo nguồn gốc, sạch sẽ…

Tiêm vacxin cho bé được xem là phương pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả
Hy vọng với phương pháp điều trị phòng mất nước cho trẻ bị tiêu chảy mà Progermila cung cấp, ba mẹ có thể chăm sóc trẻ nhỏ một cách tốt nhất. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid như hiện nay!