Táo bón là một trong những căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Táo bón lâu ngày không khỏi không những gây cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường tiêu hóa. Ở bài viết này, Progermila sẽ điểm qua cho bạn đọc các biến chứng nguy hiểm khi bị táo bón kéo dài. Cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé!

Thế nào là táo bón kéo dài?
Táo bón là tình trạng phân khô, rắn, khó đi ngoài, phải rặn mạnh, mất nhiều thời gian để “giải quyết nỗi buồn”, với tần suất đi ngoài không quá 3 lần/tuần. Tình trạng này kéo dài dưới 3 tuần được gọi là táo bón cấp tính. Nếu tình trạng kéo dài trên 4 tuần được gọi là táo bón mạn tính (còn gọi là táo bón kéo dài).
Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, điển hình như:
- Nhịn đi ngoài: Vì một số lý do như đang bận công việc, mải chơi, đang ở nơi đông người… khiến cho chúng ta luôn có cảm giác ngại đi vệ sinh. Nhịn nhiều lần sẽ làm cho phân trở nên khô và rắn hơn do ứ đọng tại ruột già làm tăng hấp thu nước. Khi phân cứng thì đi ngoài sẽ phải rặn, gây đau rát hậu môn. Điều này càng làm cho việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn, gây nên hội chứng “sợ ỉa”.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: ít uống nước, ăn ít chất xơ, bổ sung quá nhiều đạm, chất béo, đồ chiên rán…
- Ít vận động, lười tập thể dục thể thao: Vận động sẽ giúp cho nhu động ruột được kích thích, tác động đến quá trình đẩy phân từ trực tràng xuống hậu môn.
=> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi bị táo bón
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón
Bất kể bệnh gì khi mắc lâu dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời đều gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Bệnh táo bón cũng vậy, nếu để lâu ngày thành bệnh mạn tính sẽ gây ra các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa của chúng ta. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi bị táo bón lâu ngày:
Trĩ
Theo thống kê, có đến ¾ dân số trong tổng số người bị táo bón trên thế giới mắc bệnh trĩ, không phân biệt về độ tuổi.

Khi bị táo bón, phân sẽ khô và cứng. Tình trạng gia tăng áp lực ở hậu môn (rặn khi đi vệ sinh) kèm theo ứ máu thường xuyên sẽ làm cho đại tràng bị phình to và giãn ra, hình thành các búi trĩ.
=> Xem thêm: Táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Nứt kẽ hậu môn

Phân tích trữ ở trực tràng quá lâu làm cho phân càng trở nên khô cứng hơn. Khi trẻ đã có tiền sử táo bón rồi tức là trẻ sẽ sợ phải rặn, dẫn đến kích thước phân càng lớn dần, khi kích thước chúng lớn hơn độ dãn nở của hậu môn sẽ dễ dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Tắc ruột
Khi ruột phải chứa một lượng phân quá nhiều và trong một thời gian dài sẽ dễ gây nên tình trạng tắc ruột.

Một số triệu chứng khi bị tắc ruột như đau bụng liên tục, bụng chướng, không đi ngoài được. Người bệnh sẽ cảm thấy có hưiện tượng “rắn bò” và sờ được khối phân rắn ở góc đại tràng trái.
Ung thư đại trực tràng

Phân của người bị táo bón thường rất khô và cứng, chứa nhiều loại độc tố và các chất có khả năng gây ung thư như phức hợp nitroso, axit deoxycholic, axit lithocholic… Nếu phân không được đào thải ra ngoài mà nằm quá lâu trong cơ thể sẽ khiến cho thời gian tiếp xúc của các loại độc tố với trực tràng lâu hơn, gây độc cho trực tràng và dễ dẫn đến tình trạng ung thư đại trực tràng.
Nhiễm độc
Khi phân ứ đọng lâu ngày trong ruột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, chúng sẽ bài tiết ra các độc tố, các độc tố này ngấm vào máu và gây ra tình trạng nhiễm độc mạn tính.

Khi các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở, chúng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi của đường tiêu hóa. Từ đó, các hại khuẩn tăng lên, lấn át lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch đường ruột suy giảm. Điều này làm nặng thêm tình trạng táo bón, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Ngoài ra, bị táo bón kéo dài sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bí bách, bực bội. Hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm. Điều này khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi, ăn uống không ngon, ngủ kém, trí tuệ chậm phát triển hơn…
Để điều trị và phòng ngừa táo bón hiệu quả, việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt là điều cần thiết. Tập thể dục thường xuyên, đi lại vận động nhẹ nhàng vào sáng sớm. Uống nhiều nước, bổ sung thêm các thực phẩm và chế phẩm có chứa nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh; bổ sung thêm thật nhiều lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột như sữa chua, men vi sinh…

Men vi sinh Progermila giúp bổ sung 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii ở mỗi ống uống. Lợi khuẩn Bacillus clausii có vai trò tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa khỏe.
Ngoài ra, Bacillus clausii có khả năng chống lại axit dạ dày, bảo toàn đủ 2 tỷ bào tử lợi khuẩn được hấp thu xuống ruột ngay cả khi có mặt của thuốc kháng sinh. Men vi sinh Progermila được bào chế dạng hỗn dịch, ống uống nhỏ gọn, tiện lợi, đảm bảo vô khuẩn, dễ dàng mang đi mọi nơi, dùng mọi lúc!
=> Xem thêm: Progermila-bo-sung-men-vi-sinh-loi-cho-tieu-hoa
Táo bón là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa hiện nay ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, tuy nhiên cần phải kiên trì. Hãy giữ cho bản thân có một đường ruột khỏe mạnh, bổ sung thêm thật nhiều lợi khuẩn để tạo hàng rào bảo vệ cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Progermila – xua tan nỗi lo bị táo bón!