Previous slide
Next slide
Previous slide
Next slide

Những lầm tưởng tai hại trong điều trị táo bón ở trẻ

Mục lục

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ mắc táo bón thường gặp khó khăn, đau đớn mỗi khi đi vệ sinh, ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Chính bởi những nguy hiểm thường gặp này, rất nhiều cha mẹ lo lắng “quá mức” dẫn đến việc tìm cách khắc phục bệnh cho con chưa đúng cách. 

Vậy những lầm tưởng tai hại nào trong điều trị táo bón ở trẻ mà chúng ta hay mắc phải. Bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé !

Táo bón ở trẻ là gì ?

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn. Tình trạng này gây khó chịu, căng thẳng cho cả bệnh nhi và gia đình. Để tránh táo bón mãn tính, phụ huynh cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời.

Một vài dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ : 

  • Đối với bé sơ sinh: Trong một ngày thường đại tiện dưới 2 lần.
  • Đối với bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Trong một tuần đại tiện dưới 3 lần.
  • Bé từ 1 tuổi trở lên: Trong tuần thường đại tiện dưới 2 lần.

Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý quan sát phân của bé. Các dấu hiệu cứng bụng, bụng chướng và khó khăn trong việc đi ngoài.

Táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em

Những lầm tưởng tai hại khi điều trị táo bón cho trẻ

Khi con mắc táo bón, cha mẹ thường xót xa và muốn nhanh chóng điều trị. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thay vì điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thăm khám kịp thời thì lại sử dụng các biện pháp dân gian, uống thuốc không liều lượng. Từ đó dẫn đến bệnh không khỏi, đồng thời mắc thêm các vấn đề về đường tiêu hóa. Cùng điểm qua một vài lầm tưởng tai hại dưới đây:

Sử dụng thuốc tháo thụt nhiều lần

Rất nhiều mẹ dùng phương pháp thuốc, thụt ( bằng dụng cụ ) cho con một cách “lạm dụng” quá mức. Điều này được các bác sĩ khuyến cáo nguy hại, khi trẻ có thể mắc chứng phụ thuộc vào thuốc và không thể đi ngoài tự nhiên. Ngoài ra các dụng cụ thụt cũng gây đau đớn cho trẻ ở ngoài da, ảnh hưởng tới hậu môn. Hãy chỉ sử dụng thuốc, dụng cụ thụt khi sau 3 ngày, trẻ vẫn chưa thể đi đại tiện được. Và cần làm theo chỉ dẫn từ dược sĩ, bác sĩ kê đơn.

Sử dụng thuốc tháo thụt nhiều lần
Sử dụng thuốc tháo thụt nhiều lần

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng chưa đúng cách

Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ nhỏ mắc táo bón là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, thừa chất xơ không hòa tan. Ví dụ như mẹ chọn sữa cho bé chứa nhiều dầu cọ, thay đổi sữa nhanh chóng khiến trẻ không thích nghi kịp. Hay trong quá trình ăn dặm, thiếu nước làm phân bị khô, khó đẩy ra ngoài. Khi thấy hệ tiêu hóa của bé có dấu hiệu không ổn định, nên thay đổi thói quen ăn uống kịp thời. Đặc biệt với táo bón, nên bổ sung nhiều rau xanh, nước, hoa quả cho cơ thể.

Cho con đi vệ sinh chưa đúng cách

Ngay khi còn nhỏ, cha mẹ nên dạy con thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Rất nhiều phụ huynh không để ý thời gian đại tiện của con. Có thể cách vài ngày mới cho bé đi tiêu, tích tụ phân trong ruột lâu ngày vừa gây chướng bụng, vừa tạo cơ hội cho táo bón xuất hiện. Ngoài ra, theo dân gian, nhiều mẹ còn sử dụng xà phòng bôi vào hậu môn của con để đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xà phòng chứa glycerin, chất tạo mùi, chất tẩy trắng ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bé.

Cho con đi vệ sinh chưa đúng cách

Hiểu sai về hiệu quả của men tiêu hóa

Nhiều phụ huynh vì muốn con nhanh chóng khỏi bệnh, thay vì tập trung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì cho con sử dụng men tiêu hóa không theo chỉ dẫn bác sĩ. Men tiêu hóa ( enzyme )   là những chất xúc tác cho quá trình phân giải thức ăn. Tuy nhiên khi hấp thu quá nhiều, sẽ gây ra rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Bé có thể phụ thuộc vào các loại enzym này thay vì để cơ thể tự sản sinh. Phụ huynh không nên sử dụng men tiêu hóa bừa bãi với mục đích điều trị táo bón.

Một vài “lưu ý” quan trọng khi điều trị táo bón cho trẻ

Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày

Khi mắc táo bón, bệnh nhi được khuyên nên nạp thêm chất xơ vào cơ thể nhiều hơn. Việc tăng cường chất xơ sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, từ đó khiến phân dễ đi qua hơn. Có thể sử dụng hai loại chất xơ phổ biến hiện nay là : chất xơ hòa tan ( trong rau quả, trái cây ) và chất xơ không hòa tan ( lúa mì, ngũ cốc,..) Ngoài ra, đừng quên cho bé uống thêm nước để giảm đi tình trạng táo bón mỗi ngày.

Tập cho trẻ thói quen đi tiêu
Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày

Tập cho trẻ thói quen đi tiêu

Phụ huynh nên để con vui chơi, vận động các trò thể thao phù hợp. Tránh để bé ngồi một tư thế quá lâu, cho bé tập ngồi khi đi đại tiện ngay từ lúc còn nhỏ. Ngoài ra, cần kết hợp xoa bụng và cho bé đi đại tiện 1 lần / ngày. 

Bổ sung lợi khuẩn phù hợp

Lợi khuẩn giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả. Khi bé gặp vấn đề về khó khăn đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, cha mẹ có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc ( sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo,..) 

Men vi sinh Progermila bổ sung 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều trị và dự phòng bệnh táo bón cũng như các vấn đề về tiêu hóa khác. 

Progermila được bào chế dạng hỗn dịch, ống uống nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng mang đi mọi nơi. Và đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ cũng như cả gia đình. Tham khảo thêm sản phẩm tại https://progermila.vn/

Progermila-người bạn đồng hành cùng sức khỏe của bé
Progermila-người bạn đồng hành cùng sức khỏe của bé

Như vậy, thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ tránh được “những lầm tưởng sai lầm khi điều trị táo bón cho trẻ.” Đừng quên chăm sóc hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe mỗi ngày nhé ! 

Nổi bật

Trẻ có sức đề kháng kém dễ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

Khi số lượng hại khuẩn vượt quá ngưỡng cho phép, lớn hơn số lượng lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh hại khuẩn là gì? Làm cách nào để duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem thêm >>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *