Previous slide
Next slide
Previous slide
Next slide

Tác dụng phụ của men vi sinh và 6 biện pháp hạn chế

Mục lục

Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi cho cơ thể và an toàn trên mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sử dụng men vi sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Điển hình như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón… Cùng Progermila tìm hiểu rõ hơn về các tác dụng không mong muốn khi dùng men vi sinh và biện pháp khắc phục nhé!

Tác dụng của men vi sinh và cách khắc phục
Tác dụng của men vi sinh và cách khắc phục

Một số tác dụng phụ của men vi sinh

Tùy vào các chủng lợi khuẩn và các loại tá dược, mà mỗi men vi sinh có tác dụng điều trị khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng men vi sinh sai liều lượng và mục đích có thể gây ra 1 vài tác dụng phụ như:

Men vi sinh gây chướng bụng, đầy hơi

Đây là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi sử dụng men vi sinh. Do số lượng vi khuẩn đường tiêu hóa tăng mạnh khi men vi sinh được bổ sung vào cơ thể. Điều này khiến đường ruột sinh ra một lượng lớn khí, gây chướng bụng, đầy hơi.

Một số dấu hiệu điển hình thường xuất hiện như: cảm giác căng tức, bụng chướng, sưng to và có thể kèm theo đau bụng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày sử dụng men vi sinh và không quá nguy hiểm cho sức khỏe.

Men vi sinh gây chướng bụng, đầy hơi
Men vi sinh gây chướng bụng, đầy hơi

Tiêu chảy do uống men vi sinh 

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, điển hình như: bệnh lý tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu thụ thực phẩm bẩn… Vì vậy, bạn cần loại trừ các nguyên nhân này trước khi kết luận tiêu chảy do sử dụng men vi sinh.

Tác dụng phụ tiêu chảy thường không phổ biến, thường gặp do bệnh nhân lạm dụng men vi sinh gây mất cân bằng đường ruột. Khi số lượng lợi khuẩn tăng nhanh và đột ngột, kích thích mạnh nhu động ruột, gẩ ra tiêu chảy. Một số dấu hiệu điển hình như: đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có thể kèm các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng…

Tác dụng phụ gây táo bón của men vi sinh

Men vi sinh có khả năng tăng nhu động ruột và làm mềm phân, vì vậy hay được sử dụng trong điều trị táo bón. Tuy nhiên, một vài chủng lợi khuẩn trong men như Saccharomyces boulardii có thể làm chậm thời gian vận chuyển phân, gây tình trạng khó tiêu.

Các triệu chứng điển hình của táo bón bao gồm: phân khô cứng, đại tiện khó khăn, thời gian đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần…

Sử dụng men vi sinh sai cách gây táo bón
Sử dụng men vi sinh sai cách gây táo bón

Dị ứng do dùng men vi sinh

Nồng độ Histamine tăng cao trong cơ thể gây hiện tượng dị ứng. Một số chủng lợi khuẩn trong men vi sinh có khả năng sản sinh Histamine như Lactobacillus hilgardii, Lactobacillus buchneri, Lactobacillus helveticus, Streptococcus thermophilus…

Bạn nên ngừng sử dụng men vi sinh và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, chảy nước mũi, nước mắt, khó thở…

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Mặc dù tương đối an toàn trên mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn trong men vi sinh xâm nhập vào máu vẫn có nguy cơ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Trường hợp này chiếm tỷ lệ thấp và hay gặp ở những đối tượng suy giảm miễn dịch như: nhập viện lâu ngày, hôn mê, sau khi phẫu thuật…

Các triệu chứng nhiễm trùng thường không nghiêm trọng, hay gặp tình trạng sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn, thở gấp… Mặc dù có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng nấm, tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, cần thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.

Tác dụng phụ của men vi sinh kéo dài trong bao lâu?

Các tác dụng không mong muốn của men vi sinh thường không kéo dài lâu
Các tác dụng không mong muốn của men vi sinh thường không kéo dài lâu

Chế phẩm men vi sinh thường lành tính và an toàn với mọi đối tượng. Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận khi sử dụng chế phẩm là không phổ biến. Sau khoảng 1-2 ngày đầu dùng men, các tác dụng phụ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn biến dai dẳng hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy ngừng sử dụng và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

6 biện pháp hạn chế tác dụng phụ của men vi sinh

6 biện pháp hạn chế tác dụng phụ của men vi sinh
6 biện pháp hạn chế tác dụng phụ của men vi sinh

Sử dụng men vi sinh sai liều lượng và mục đích có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý: 

  • Tăng liều men vi sinh từ thấp đến cao: Điều này tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa thích nghi với các vi khuẩn mới được đưa vào cơ thể. Từ đó, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân.
  • Nên sử dụng men vi sinh khi đói, trước ăn 30 phút hoặc 2 giờ sau ăn: Các lợi khuẩn trong men thường không bền dưới tác động của acid dịch vị. Vì vậy, dùng chế phẩm khi đói, dạ dày tăng cường tiết acid dịch vị, làm giảm số lượng vi khuẩn đưa vào. Từ đây, tránh được các tác dụng phụ đầy hơi, chướng bụng… khi dùng men.
  • Dùng men vi sinh cách thời điểm dùng kháng sinh ít nhất 2 giờ: Khả năng tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh có thể thể ảnh hưởng đến tác dụng của men. Dùng đồng thời sẽ gây giảm tác dụng của chế phẩm.
  • Ngừng bổ sung nếu gặp tác dụng phụ 2-3 ngày: Bạn nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ và tái sử dụng men vi sinh với liều ½ ban đầu.
  • Chống chỉ định ở trẻ viêm loét dạ dày, viêm tụy: Hệ tiêu hóa của trẻ khá yếu, kết hợp với các bệnh này, làm giảm khả năng đáp ứng với lợi khuẩn trong men. Vì vậy, sử dụng men vi sinh trong trường hợp này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Lựa chọn men vi sinh đúng mục đích: Bạn có thể tham khảo men vi sinh Progermila chứa 2 tỷ lợi khuẩn Bacillus clausii hỗ trợ tiêu hóa, chống loạn khuẩn và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chế phẩm được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh hoặc các rối loạn tiêu hóa cấp, mạn ở cả trẻ em và người lớn. Tham khảo thêm tại https://progermila.vn/ 
Men vi sinh Progermila
Men vi sinh Progermila

Qua chia sẻ của Progermila trong bài viết, hy vọng bạn và gia đình sẽ có những kiến thức đúng về các tác dụng phụ thường gặp khi dùng men vi sinh và một số biện pháp khắc phục. Chúc bạn và gia đình có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nổi bật

Trẻ có sức đề kháng kém dễ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

Khi số lượng hại khuẩn vượt quá ngưỡng cho phép, lớn hơn số lượng lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh hại khuẩn là gì? Làm cách nào để duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem thêm >>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *