Buồn nôn và nôn mửa là tình trạng sinh lý bình thường khi mang thai. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và nhiều lần có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bà bầu và thai nhi. Làm thế nào để cải thiện tình trạng buồn nôn trong thai kỳ? Men vi sinh có hiệu quả không?
Tại sao có bầu lại dễ gây buồn nôn?

Nguyên nhân chính xác gây nên buồn nôn trong thai kỳ hiện nay vẫn chưa được làm rõ.
Có thể do lượng hormone estrogen và progesterone tăng lên, làm thay đổi một số chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng, các chức năng của hệ tiêu hóa cũng thay đổi gây nên tình trạng nôn, buồn nôn.
Khi mang bầu, khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn thính giác nên bà bầu dễ cảm nhận được mùi mà trước đó cơ thể không cảm nhận được. Điều này gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn.
Sử dụng men vi sinh giảm buồn nôn thai kỳ

Men vi sinh (probiotic) là các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột. Chúng có thể có trong sữa chua, kim chi, cải bắp muối và các dạng thuốc không kê đơn, thực phẩm bổ sung.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tác dụng của men vi sinh với tình trạng nôn mửa. Nghiên cứu được tiến hành trên 32 người tham gia, kéo dài trong 16 ngày, mỗi ngày sử dụng 2 viên men vi sinh chủng Lactobacillus trong 6 ngày liên tiếp sau đó nghỉ 2 ngày và tiếp tục lặp lại chu kỳ.
Kết quả cho thấy số giờ buồn nôn giảm 16%, số lần nôn mửa giảm 33 %. Ngoài ra bổ sung men vi sinh còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi, kém ăn.
Tại sao men vi sinh cải thiện tình trạng buồn nôn trong thai kỳ
Một nghiên cứu khác cho thấy có một lượng nhỏ vi khuẩn tiết ra hydrolase muối mật tăng hấp thu các chất dinh dưỡng giảm tình trạng buồn nôn.
Đồng thời người có lượng vi khuẩn Akkermansia và A. muciniphila cao làm tăng số lần nôn mửa.
Khi bổ sung men vi sinh làm tăng vi khuẩn sản xuất ra hydrolase muối mật và làm giảm lượng vi khuẩn Akkermansia và A.miciniphila cải thiện được tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
Các biện pháp cải thiện buồn nôn khác
Với sự thay đổi sinh lý như vậy thì việc ốm nghén sẽ hết sức bình thường. Nếu như việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng nhiều thì không cần áp dụng các biện pháp can thiệp. Nếu chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều có thể áp dụng các biện pháp sau:
Chế độ ăn uống

- Để dành một chút bánh quy lên đầu giường, khi ngủ dậy có thể ăn một vài miếng trước khi rời giường.
- Cắt lát để ngửi hoặc uống nước gừng, chanh có tác dụng giảm nghén, buồn nôn hiệu quả, an toàn tương đương với sử dụng vitamin B6.
- Nên ăn thức ăn khô và đặc trước khi ăn những đồ ăn lỏng
- Ăn thức ăn ấm hơn một chút hoặc lạnh hơn một chút, ăn đồ nguội dễ gây buồn nôn hơn. Có thể làm lạnh đồ ăn với những đồ ăn nóng có mùi khó chịu
- Bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước, đồ uống, canh…
- Không nên ăn một bữa quá no hay để bụng quá đói, chia nhỏ các bữa và rải đều trong ngày
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu, đầy bụng
- Tránh những món ăn có mùi vị khó chịu, dễ gây buồn nôn
Lên thực đơn khoa học

Một thực đơn khoa học giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và làm giảm tình trạng ốm nghén:
- Tăng cường và đa dạng các loại trái cây, rau xanh vì chúng không có mùi vị khó chịu và cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất.
- Bên cạnh đó không thể thiếu các chất protein trong thịt, cá, trứng, sữa. Tuy nhiên cần có cách chế biến phù hợp với sở thích của bà bầu
- Bổ sung sữa chua, váng sữa để giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Chế độ sinh hoạt
- Giữ cho phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, đi ra ngoài hít thở không khí trong lành
- Giành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Nghe nhạc nhẹ hoặc viết nhật ký có thể giúp bà bầu cảm thấy thư giãn
Bấm huyệt tay
Khi ta tạo áp lực lên cổ tay, sử dụng dây hoặc vòng đeo tay đặc biệt là phần phía trên cẳng tay có thể giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn. Tuy nhiên cần những người có kinh nghiệm bấm huyệt mới đem lại hiệu quả cao.
Dùng thuốc
Việc dùng thuốc trước kia không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai và cho con bú. Ngày nay đã có những thuốc có thể sử dụng tuy nhiên đối với bà bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nên áp dụng các biện pháp chống nôn không cần thuốc trước.
Các thuốc hay được sử dụng:
- Vitamin B6: liều lượng khoảng 15 mg mỗi ngày trong thời gian mang thai. Đây chắc chắn là biện pháp an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng.
- Doxylamin: Khi sử dụng vitamin B6 đơn lẻ không hiệu quả, bác sĩ sẽ phối hợp thêm doxylamin. Đây là một hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc ngủ không cần phải kê đơn, phối hợp với vitamin B6 tăng tính hiệu quả và an toàn.
- Domperidon: Đây là một thuốc chống nôn, được bác sĩ cân nhắc sử dụng sau khi dùng vitamin B6 và Doxylamin không hiệu quả. Thuốc kích thích nhu động dạ dày – ruột làm thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Thuốc được đánh giá là không gây dị tật thai nhi, nhưng chưa có nhiều bằng chứng chứng minh về sự an toàn.
- Metaclopramid: Thuốc làm tăng nhu động dạ dày, làm giảm sự trào ngược dạ dày lên thực quản. Đây cũng là một thuốc chống nôn cần phải có sự cân nhắc kĩ của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ốm nghén ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bà bầu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích áp dụng dễ dàng. Nếu không cải thiện thì bà bầu nên đến các cơ sở y tế để khám kỹ càng hơn nhé!