Đi ngoài phân sống là một trong những dấu hiệu của rối loạn đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi chúng ta nạp thức ăn lạ vào cơ thể, đặc biệt xảy ra ở trẻ em vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Phân sống lâu ngày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vậy nguyên nhân gây đi ngoài phân sống là gì và phương pháp điều trị ra sao? Cùng Progermila tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Phân sống là gì?
Phân sống là tình trạng phân chưa phải là những chất cặn bã của thức ăn. Thức ăn đi vào cơ thể không được hấp thu và phân giải thành các chất dinh dưỡng mà cứ thế theo đại tràng qua hậu môn thành phân. Có thể hiểu một cách đơn giản phân sống là ăn cái gì đi ngoài cái đó.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài phân sống
– Phân không thành khuôn, có lúc phân rắn, có lúc phân sền sệt hoặc có khi tách nước riêng.
– Trong phân lợn cợn các hạt hay bọt nhầy, thức ăn chưa được tiêu hóa, có thể nhìn thấy các sợi rau hoặc những mẩu vụn của thịt, củ quả…
– Màu sắc phân bị biến đổi: chuyển từ màu vàng sang màu đậm hơn hoặc màu xanh nhẹ.
– Phân có mùi hơi chua hoặc hôi tanh.
– Phân có thể dính chút máu do niêm mạc hậu môn bị tổn thương.

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, có thể do bé bị thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc do mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây, Progermila sẽ chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân do tác động bên ngoài cơ thể
- Cho con ăn quá nhiều: Dạ dày của trẻ còn quá nhỏ, việc nạp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể làm cho bé không thể hấp thu hết được. Điều này dẫn đến tình trạng trượt men tiêu hóa và trẻ đi ngoài ra đúng số thức ăn đó. Phân được đào thải ra sẽ có dạng các hạt lổn nhổn hay bọt nhầy.
- Bé ăn dặm quá sớm: Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm vàng cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Thức ăn dặm rất dễ khiến dạ dày bị tổn thương, cơ thể không có đủ enzyme để phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đây, phân sẽ có mùi hôi tanh và sền sệt.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Khi ba mẹ bổ sung quá nhiều chất đạm, chất béo cho con sẽ dễ làm trẻ bị mất cân bằng với các nhóm chất dinh dưỡng khác như chất xơ, đường, vitamin và khoáng chất…
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Khi trẻ ở trong môi trường này sẽ dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công. Nếu hệ miễn dịch của bé không đủ khỏe, khi đó đường ruột sẽ bị tấn công và tổn thương, gây nên các chứng về rối loạn tiêu hóa, trong đo có đi ngoài phân sống.
Nguyên nhân bên trong cơ thể
Do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài: Kháng sinh thường được sử dụng trong các bệnh nhiễm khuẩn. Khi đưa kháng sinh vào cơ thể, vô hình trung sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi đó, số lượng lợi khuẩn bị giảm và làm giảm khả năng phân giải thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém. Từ đó gây nên tình trạng ăn cái gì đi ngoài ra cái đấy.
Do bệnh lý: Một số trường hợp mắc các bệnh lý về ống mật, tuyến tụy như viêm tụy, suy tuyến tụy, ung thư tụy cũng có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân sống do thức ăn không được phân giải và hấp thu.
Do thiếu hụt enzyme tiêu hóa:
- Lactase: Thiếu enzyme lactase sẽ khiến cho phân có mùi chua do không thể dung nạp được lactose trong sữa.
- Protease: Thiếu enzyme protease sẽ khiến phân có mùi thối, khăm khẳm, bụng bị đầy hơi khó chịu. Do enzyme protease có tác dụng phân cắt protein trong sữa và thức ăn.
- Lipase: Thiếu enzyme lipase sẽ khiến phân nhầy mỡ do enzyme lipase có tác dụng hấp thu chất béo.
Điều trị và phòng ngừa đi ngoài phân sống
Do thức ăn không được hấp thu nên trẻ đi ngoài phân sống lâu ngày sẽ dẫn đến chán ăn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Ngoài ra phân sống cũng là biểu hiện của rối loạn đường tiêu hóa. Vì vậy, điều trị đi ngoài phân sống chính là điều trị về rối loạn tiêu hóa của trẻ. Một số biện pháp giúp điều trị và phòng đi ngoài phân sống như:
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng như: cháo ninh với thịt bò, thịt gà, cháo hầm rau củ (khoai tây, bí đỏ, cà rốt…)
- Cho trẻ uống nhiều nước, hoa quả để bù lại lượng nước ra ngoài đi kèm theo phân.
- Hạn chế đồ ăn tanh như cá, tôm, cua, hải sản. Hạn chế đồ dầu mỡ, thức ăn khô cứng khó tiêu, nước ngọt, nước có ga.
- Cho trẻ ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn đường ruột đã bị thiếu hụt do sử dụng kháng sinh giúp lập lại cân bằng hệ sinh đường ruột, giúp bé ăn uống dễ tiêu, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Men vi sinh Progermila giúp bổ sung 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii (lớn hơn rất nhiều so với sữa chua). Lợi khuẩn ở dạng bào tử nên không bị tiêu diệt bởi axit dạ dày hay các loại thuốc kháng sinh. Đảm bảo toàn bộ số lượng và chất lượng lợi khuẩn đi vào đường tiêu hóa.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng hỗn dịch, ống uống phân liều, nhỏ gọn, đảm bảo vô khuẩn, dễ dàng đem đi mọi nơi, dùng mọi lúc.
=> Xem thêm tại: https://progermila.vn/
Đi ngoài phân sống là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Có một hệ miễn dịch đường ruột khỏe mạnh chính là chìa khóa giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm và lắng nghe xem đường tiêu hóa của con đang gặp phải tình trạng gì để có biện pháp xử trí kịp thời nhé!