Táo bón ở giai đoạn sơ sinh không phải tình trạng hiếm gặp. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không? Và các xử lý như thế nào? Cùng Progermila theo dõi bài viết ngay dưới đây. Xem ngay nhé!
1. Trẻ sơ sinh được coi là mắc táo bón khi nào?
Trong giai đoạn sơ sinh, bé sẽ thường đi ngoài từ 2-6 lần trong ngày, phân có màu vàng của hoa cải. Đặc điểm thứ 2 là bé thường đi phân mềm, ít có mùi hôi.
Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường là bé đi ngoài với tần suất 1,2 lần trong tuần hoặc ít hơn và phân rắn, vón cục, bụng phình to…thì có thể bé đang mắc táo bón. Hơn nữa, khi bị táo, bé thường sẽ thấy khó khăn trong việc đi ngoài, rặn đỏ mặt, quấy khóc.

Tuy nhiên, bé đi ngoài với tần suất thấp trên 1 tuần nhưng phân mềm, xì hơi tốt cũng như bé không khóc, không quấy khi đi tiêu thì ba mẹ đừng lo lắng. Vì đây có thể là giai đoạn tăng kích thước ruột bình thường ở trẻ sơ sinh giúp bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
2. Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không ?
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ba mẹ để tình trạng táo bón kéo dài và không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những hệ lụy sau này cho bé.
- Sa trực tràng: Khi bé bị táo bón quá lâu sẽ khiến trực tràng, là phần cuối cùng của ruột già có thể sa xuống hoặc trượt ra khỏi hậu môn. Vì thế mà gây những bất tiện, khó chịu cho bé.
- Nứt kẽ hậu môn: Bé táo bón đồng nghĩa với việc lượng phân nhiều, phân sẽ cứng hơn. Khi đó, bé đi tiêu sẽ gây nứt kẽ hậu môn thậm chí chảy máu, khó chịu khiến bé đau khóc và có cảm giác sợ đi ngoài.
- Biếng ăn: Bụng chướng khi mắc táo bón, vì thế mà bé thường thấy khó chịu ở đường tiêu hóa, chán ăn, hấp thu kém…
- Tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi phân được tích tụ lâu trong cơ thể sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến những cơ quan khác.

3. Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị táo?
Bé sơ sinh bị táo bón khiến ba mẹ lo lắng vì đây là giai đoạn cơ thể của bé còn yếu, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khó lường. Dưới đây là một số phương pháp mà Progermila cung cấp để ba mẹ tham khảo và điều trị cho bé:
- Massage bụng: Nhờ massage mà nhu động ruột của bé được kích thích. Từ đó, việc đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn, giảm tình trạng khó khăn khi đi ngoài.
- Dùng nước ấm để tắm cho bé, đặc biệt vùng hậu môn: Bởi vì nước ấm sẽ giúp kích thích cơ vòng hậu môn, chữa táo bón hiệu quả. Mỗi lần mẹ cho bé ngâm hậu vùng hậu môn khoảng 10 phút.
- Thay đổi chế độ ăn: Trẻ sơ sinh có sử dụng 2 loại sữa là chủ yếu, đó là sữa mẹ và sữa công thức.
Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn bị táo thì mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và đặc biệt mẹ phải uống nước thật nhiều.
Nếu bé bú sữa công thức mà bị táo thì mẹ có thể kiểm tra lại tỷ lệ pha sữa cũng như loại sữa đã phù hợp với con hay chưa và có sự thay đổi phù hợp.
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh giúp bé bổ sung thêm những chiến binh lợi khuẩn làm cho việc đi ngoài dễ dàng hơn. Men vi sinh nên được chọn ở dạng bào tử để có thể vượt qua được môi trường acid của dạ dày, nơi mà ít vi khuẩn sống sót được. Và Progermila là một lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình có bé bị táo bón. Với hơn 2 tỉ lợi khuẩn ở dạng bào tử, men vi sinh Progermila đã cung cấp một lượng lợi khuẩn khổng lồ cho bé.

Qua bài viết trên, Progermila hy vọng ba mẹ đã tìm thấy câu trả lời về “Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?”. Từ đó, giúp ba mẹ có những phương pháp hiệu quả để xử lý kịp thời vấn đề táo bón ở trẻ sơ sinh.